Tất cả tin tức

Trường ca trong nhạc Việt Nam (P.3)

14/08/2021 06:57:PM 0 bình luận

Trường ca Hàn Mạc Tử – Phạm Duy Vẫn là ông, đại nhạc sĩ Phạm Duy. Ông đã dựng lên một bực tường thành về hình ảnh của thi sĩ Hàn Mạc Tử mà được người sau ngưỡng mộ không kém gì ca khúc Hàn Mạc Tử quen thuộc của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Trường ca Hàn Mạc Tử được giới thiệu đến khán giả cuối năm 1993. Nếu như ca khúc Hàn Mạc Tử của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh chỉ gói gọn cuộc đời của Hàn Mạc Tử trong chuyện tình yêu thì Trường ca Hàn Mạc Tử như một bức tranh để họa lại cuộc đời nghệ thuật của chàng thi sĩ buôn trăng. Trường ca Hàn Mạc Tử bao gồm 3 phần: Tình Quê, Trăng Sao và Ave Maria Phần 1: Tình Quê gồm 3 khúc Tình Quê Đây Thôn Vĩ Dạ Đà Lạt Trăng Mơ Phần 2: Trăng Sao gồm 3 khúc Trăng Sao Rớt Rụng Hồn Là Ai Trút Linh Hồn Phần 3: Ave Maria: Lạy Bà Là Đấng Trinh Tuyền Thánh Vẹn Hỡi Sứ Thần Thiên Chúa Gabriel Phượng Trì Ôi Phượng Trì Vẫn như bao tác phẩm trường ca khác của ông, Trường ca Hàn Mạc Tử vẫn được đánh giá rất cao về mặt nghệ thuật lẫn tri thức. Vẫn lối phổ nhạc phong phú nhiều màu sắc, giai điệu bắt tai, hòa âm rất tân thời nhưng vẫn giữ nguyên được tính cách của nhà thơ qua từng giai đoạn làm thơ. Đặc biệt với Đây Thôn Vĩ Dạ ở phần 1 – Tình Quê...

Trường ca trong nhạc Việt (p.2)

13/08/2021 05:07:PM 0 bình luận

Đóa Hoa Vô Thường – Trịnh Công Sơn Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng có cho mình 1 ca khúc mang dáng dấp trường ca trong gia tài sáng tác đồ sộ của mình. Tuy ca khúc Đóa Hoa Vô Thường so với các tác phẩm trường ca vĩ đại khác thì không có độ dài hoành tráng nhưng cũng rất ấn tượng. Với Đóa Hoa Vô Thường, dường như cố nhạc sĩ đã dung hòa và nâng cao giá trị nội dung, giá trị nhạc lý cũng như giá trị nghệ thuật vẫn thường thấy trong 3 chủ đề chính của ông là quê hương, tình yêu và thân phận. Được đánh giá là một ca khúc khó nhất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nên cho đến này số nghệ sĩ thử sức mình thành công với ca khúc này không nhiều. Chúng ta cùng nghe qua phiên bản của nghệ sĩ Khánh Ly và nghệ sĩ Hồng Nhung nhé. Hội Trùng Dương – Phạm Đình Chương Nếu như nhạc sĩ Phạm Duy có Trường Ca Con Đường Cái Quang thì nhạc sĩ Phạm Đình Chương ghi dấu ấn của mình với trường ca Hội Trùng Dương. Cũng mang chủ đề về quê hương đất nước và hy vọng một tương lai tươi sáng trong thời loạn ly nhưng nhạc sĩ Phạm Đình Chương dùng hình ảnh 3 con sông tiêu biểu của 3 miền. Đó là sông Hồng, sông Hương và sông Cửu Long. Ông sáng tác ca khúc vĩ đại này...

Trường ca trong nhạc Việt

11/08/2021 03:16:PM 0 bình luận

Trường ca! Ngay cái tên cũng đã làm chúng ta hình dung đây là những tác phẩm âm nhạc dài theo đúng nghĩa đen của nó. Trường ca không hẵn là một ca khúc dài, mà còn có thể là một tổ hợp nhiều ca khúc được liên kết với nhau một cách chặt chẽ và có chủ đích thành một tổng thể hài hòa. Trường ca là một loại hình tác phẩm thể hiện rất rõ trình độ của người sáng tác vì nhiều lý do. Một là vì trường ca quá dài nên việc nuôi ý tưởng, tìm chất liệu, ngôn từ, hình ảnh,..cho cả một tác phẩm đã là một khó khăn. Thứ hai, chính là cũng vì trường ca thường rất dài nên đòi hỏi người nhạc sĩ phải có kiến thức uyên thâm để viết ra nhiều đoản khúc vừa phải làm phong phú tai người nghe nhưng vẫn đảm bảo sự liền mạch cho ca khúc. Cuối cùng, khó khăn là ở việc người nghe khó mà thuộc hết trường ca như những ca khúc thông thường. Trường ca có thể được xem là một kỳ tích của nền tân nhạc Việt Nam vì trường ca trước đây chỉ xuất hiện trong văn học và được hiểu là một tác phẩm văn học vĩ đại với số lượng chữ khổng lồ. Ví dụ như Sử Thi Ramayana, Sử Thi Odyssey hay Bình Ngô Đại Cáo, Kim Vân Kiều Truyện mà chúng ta đã biết qua khi ngồi...

Dòng nhạc đồng quê – Country music

05/08/2021 06:24:PM 0 bình luận

Nhạc Country (Country music – thường được gọi là nhạc đồng quê Mỹ) là một dòng nhạc được hình thành vào khoảng năm 1920 tại miền Nam nước Mỹ. Trong những ngày tháng đầu tiên, nhạc Country chỉ được lưu truyền trong cộng đồng tầng lớp lao động nghèo của nước Mỹ. Với những chất liệu được góp nhặt từ dân ca và nhạc Blues, kết hợp với những loại nhạc cụ đặc trưng như đàn banjo, đàn guitar (thùng hoặc điện), guitar dobro, đàn fiddle (một dạng violin được sử dụng riêng cho nhạc country), harmonica,… Các sáng tác vào thời bấy giờ vừa mang những yếu tố nhẹ nhàng tình cảm nhưng cũng không thể thiếu những tiết tấu nhanh, chắc khỏe khiến người nghe lắc lư theo từng giai điệu được hình thành. Ba nghệ sĩ thiên tài được coi là khai sinh ra dòng nhạc Country chính là Jimmy Rodgers, The Carter Family và Vernon Dalhart. Vernon Dalhart (Nguồn ảnh: https://www.discogs.com/artist/938856-Vernon-Dalhart) Trải qua khoảng hai thập kỷ kể từ lúc được khai sinh, thuật ngữ ‘nhạc Country’ bắt đầu được phổ biến rộng rãi trong công chúng và nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt. Từ đó đến nay, dù trên thị trường liên tục xuất hiện nhiều phong cách âm nhạc mới phù hợp với thị hiếu, trẻ trung sôi động hơn nhưng nhạc Country vẫn luôn giữ được vị thế của mình trong lòng giới mộ điệu Mỹ nói riêng và toàn thế giới nói chung. 6 THỜI...

Với xu thế truyền thông bằng âm nhạc đang được ưa chuộng như hiện nay đã kéo theo sự gia tăng các nghiên cứu tâm lý về mức độ ảnh hưởng của âm nhạc lên trạng thái cảm xúc và tinh thần của con người.  Nhờ vào những tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà giờ đây, chúng ta có thể “nhìn thấy” cách âm nhạc ảnh hưởng lên bản thân như thế nào và tại sao âm nhạc lại làm được điều kì diệu đó. Đã từ lâu, các cửa hàng, shop thời trang, tiệm làm đẹp,….đều sử dụng âm nhạc như một liều thuốc giải toả căng thẳng cho khách hàng của mình. Nhưng sự thật là không phải cứ mở nhạc thì khách hàng sẽ thoải mái, sẽ kích thích mua sắm,….Các loại âm nhạc khác nhau sẽ có tác động đến tâm lý theo những cách khác nhau, các bạn hãy nhớ điều này nhé. Có rất nhiều điểm cần phải lưu ý khi chọn nhạc cho doanh nghiệp của bạn nhờ vào những yếu tố có trong bài hát, như: tốc độ, âm lượng, thể loại bài hát, cảm xúc của bài hát,…. Vậy những yếu tố nào có ảnh hưởng lớn đến cảm xúc của khách hàng? Đã có rất nhiều các nghiên cứu được thực hiện ở các trung tâm thương mại lớn nhỏ và phát hiện rằng có 3 yếu tố chính của âm nhạc có thể tác động trực tiếp vào thay đổi tâm...

Nhạc cổ phong là một khái niệm khá xa lạ với đại đa số khán giả nhưng nó lại không khó hiểu. Đọc qua cái tên chúng ta có thể thấy đây là những bản nhạc, ca khúc mang màu sắc cổ xưa, chủ yếu được sáng tác với chất liệu là ngũ cung và ca từ mang đậm tính ước lệ với nhiều từ Hán Việt. Từ rất lâu, khán giả Việt Nam đã rất quen thuộc với rất nhiều các tác phẩm nhạc Hoa lời Việt nên khi nghe các ca khúc cổ phong Việt Nam dễ bị có cảm giác giống nhạc Hoa trong các phim cổ trang vì đều cùng một chất liệu là ngũ cung. Tuy nhiên ngũ cung Việt Nam được đặt để bởi các tài nhân để cho ra đời những giai điệu rất riêng. Trước đây đã có rất nhiều ca khúc mang màu sắc cổ phong (thường được viết cho nhạc phim bối cảnh cổ trang) như: Cánh Hoa Tàn trong phim Mẹ Chồng, Mình Yêu Nhau Từ Kiếp Nào trong phim Ai Chết Giơ Tay,… Tuy nhiên, các ca khúc này chỉ đang dừng lại ở việc sử dụng ngũ cung làm chất liệu sáng tác, chưa có sự  trau chuốt ca từ cổ điển tao nhã, cách dùng từ đều đặn, có trật tự và được trau chuốt giống như bài thơ cổ (có vần, nhịp, sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng, dùng từ cổ, điển cố, tả...

Whatsapp Zalo icon icon
popup

Số lượng:

Tổng tiền: