Bài viết

Trap Music – âm nhạc đen tối

07/11/2021 08:58:AM 0 bình luận

Giới trẻ hiện nay càng ngày càng có nhiều sự lựa chọn cho gout âm nhạc của mình. Trap cũng là một thể loại được ưa chuộng của khá nhiều bạn nghệ sĩ trẻ cũng như những bạn chơi nhạc đường phố. Nhưng chúng ta đi đâu cũng nghe từ nhạc Trap hay EDM Trap hay đại loại là Beat Trap. Nhưng thực sự Trap là gì? Nó hình thành từ đâu. Trong nhạc Trap có gì? Và còn nhiều câu hỏi khác nữa. Thì hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn tất tần tật về Trap music nhé.  Warning: Như tiêu đề đây là một thể loại nhạc đen tối và có văng tục. Nên nếu bạn là một người không thích bạo lực và tục tĩu thì không nên nghe nội dung của những bản nhạc này. Mình chỉ chia sẻ về thể loại nhạc và góc nhìn về sự sáng tạo trong âm nhạc chứ không cổ súy cho cuộc sống nổi loạn. Ở bài này mình sẽ chỉ nói ở khía cạnh kiến thức không nhằm đả kích cá nhân hay tổ chức nào. Tổng quan Trap music là một trong những thể loại của hiphop được phát triển đầu những năm 2000 tại miền Nam nước Mỹ. Đặc trưng của dòng nhạc này là sử dụng bộ trống TR 808 của Roland. Cùng với đó là hihat thường được chia nhỏ có những nốt đến 1/2 hay 1/3 beat. Tiếng Kick rất nặng kèm theo đó là...

Nếu bây giờ, bạn tra từ điển với từ khóa “Punk”, kết quả bạn sẽ nhận được đó là: “xấu xa, đói rách, nghèo hèn,…” hầu hết là những mặt tồi tệ, xấu của con người, sự vật. Vậy Punk hay Punk Music là gì, tại sao một từ xấu như vậy lại được đặt cho tên của một dòng nhạc? Hãy cùng ADAM Muzic tìm hiểu về dòng nhạc này nhé. 1. Lịch sử hình thành và phát triển:                                                                            Source: punk.london Punk ra đời vào thập niên 70 thế kỉ 19 tại Anh. Ở đây, các ban nhạc Rock anh Roll cổ điển bắt đầu chơi với tiết tấu nhanh hơn. Những cuộc biểu diễn của họ được tổ chức ở những sân khấu nhỏ, kêu gọi ít người xem và đặc biệt nhất là hay được tổ chức ở garage nên lúc đầu dòng nhạc được gọi là Garage Rock, Street Rock sau mới được gọi là Punk Rock, hay gọn hơn là Punk. Ngấm ngầm và rất underground, đó là bước khởi đầu của Punk, mà cho đến bây giờ vẫn còn và bắt buộc phải gìn giữ. DIY – Do It Yourself trong việc tổ chức biểu diễn và những sân khấu nhỏ kén người nghe.              ...

Khơi nguồn từ truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ, hình tượng người phụ nữ Việt Nam đã được ghi nhớ trong sự cao quý. Qua bao nhiêu thế hệ và chế độ cùng sự ức chế, bất công, người đàn bà Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sự gian nan, của tình thương bao la. Dù có lam lũ đến đâu, công dung ngôn hạnh vẫn là khuôn vàng thước ngọc. Càng không thiếu những tấm gương ngời sáng vun đắp cho lịch sử oai hùng nước nhà. Nhà thơ Hồ Dzếnh có câu thơ: Cô gái Việt Nam ơi Nếu chữ hi sinh có ở đời. Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực. Cho lòng cô gái Việt Nam tươi Lễ Vu Lan, ngày quốc tế phụ nữa, ngày phụ nữ Việt Nam hàng năm rất nhiều nghệ sĩ và các bạn yêu ca hát luôn loay hoay không biết sẽ thể hiện bài hát nào để gửi tặng đến người phụ nữ Việt Nam trong lòng mình. Nhân đây, ADAM MUZIC xin gửi đến các bạn những ca khúc rất hay về người phụ nữ Việt Nam cùng những câu chuyện thú vị đi chung quanh những ca khúc này nhé. Thông qua những câu chuyện này các bạn sẽ hiểu hơn những ca khúc và có thể dùng để có một phần giới thiệu thật hay nhé. Mẹ Trùng Dương Mẹ Trùng Dương là một ca khúc nổi bật trong trong 21 ca khúc của đại tác phẩm Trường Ca...

Trường ca trong nhạc Việt Nam (P.3)

14/08/2021 06:57:PM 0 bình luận

Trường ca Hàn Mạc Tử – Phạm Duy Vẫn là ông, đại nhạc sĩ Phạm Duy. Ông đã dựng lên một bực tường thành về hình ảnh của thi sĩ Hàn Mạc Tử mà được người sau ngưỡng mộ không kém gì ca khúc Hàn Mạc Tử quen thuộc của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Trường ca Hàn Mạc Tử được giới thiệu đến khán giả cuối năm 1993. Nếu như ca khúc Hàn Mạc Tử của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh chỉ gói gọn cuộc đời của Hàn Mạc Tử trong chuyện tình yêu thì Trường ca Hàn Mạc Tử như một bức tranh để họa lại cuộc đời nghệ thuật của chàng thi sĩ buôn trăng. Trường ca Hàn Mạc Tử bao gồm 3 phần: Tình Quê, Trăng Sao và Ave Maria Phần 1: Tình Quê gồm 3 khúc Tình Quê Đây Thôn Vĩ Dạ Đà Lạt Trăng Mơ Phần 2: Trăng Sao gồm 3 khúc Trăng Sao Rớt Rụng Hồn Là Ai Trút Linh Hồn Phần 3: Ave Maria: Lạy Bà Là Đấng Trinh Tuyền Thánh Vẹn Hỡi Sứ Thần Thiên Chúa Gabriel Phượng Trì Ôi Phượng Trì Vẫn như bao tác phẩm trường ca khác của ông, Trường ca Hàn Mạc Tử vẫn được đánh giá rất cao về mặt nghệ thuật lẫn tri thức. Vẫn lối phổ nhạc phong phú nhiều màu sắc, giai điệu bắt tai, hòa âm rất tân thời nhưng vẫn giữ nguyên được tính cách của nhà thơ qua từng giai đoạn làm thơ. Đặc biệt với Đây Thôn Vĩ Dạ ở phần 1 – Tình Quê...

Trường ca trong nhạc Việt (p.2)

13/08/2021 05:07:PM 0 bình luận

Đóa Hoa Vô Thường – Trịnh Công Sơn Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng có cho mình 1 ca khúc mang dáng dấp trường ca trong gia tài sáng tác đồ sộ của mình. Tuy ca khúc Đóa Hoa Vô Thường so với các tác phẩm trường ca vĩ đại khác thì không có độ dài hoành tráng nhưng cũng rất ấn tượng. Với Đóa Hoa Vô Thường, dường như cố nhạc sĩ đã dung hòa và nâng cao giá trị nội dung, giá trị nhạc lý cũng như giá trị nghệ thuật vẫn thường thấy trong 3 chủ đề chính của ông là quê hương, tình yêu và thân phận. Được đánh giá là một ca khúc khó nhất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nên cho đến này số nghệ sĩ thử sức mình thành công với ca khúc này không nhiều. Chúng ta cùng nghe qua phiên bản của nghệ sĩ Khánh Ly và nghệ sĩ Hồng Nhung nhé. Hội Trùng Dương – Phạm Đình Chương Nếu như nhạc sĩ Phạm Duy có Trường Ca Con Đường Cái Quang thì nhạc sĩ Phạm Đình Chương ghi dấu ấn của mình với trường ca Hội Trùng Dương. Cũng mang chủ đề về quê hương đất nước và hy vọng một tương lai tươi sáng trong thời loạn ly nhưng nhạc sĩ Phạm Đình Chương dùng hình ảnh 3 con sông tiêu biểu của 3 miền. Đó là sông Hồng, sông Hương và sông Cửu Long. Ông sáng tác ca khúc vĩ đại này...

Trường ca trong nhạc Việt

11/08/2021 03:16:PM 0 bình luận

Trường ca! Ngay cái tên cũng đã làm chúng ta hình dung đây là những tác phẩm âm nhạc dài theo đúng nghĩa đen của nó. Trường ca không hẵn là một ca khúc dài, mà còn có thể là một tổ hợp nhiều ca khúc được liên kết với nhau một cách chặt chẽ và có chủ đích thành một tổng thể hài hòa. Trường ca là một loại hình tác phẩm thể hiện rất rõ trình độ của người sáng tác vì nhiều lý do. Một là vì trường ca quá dài nên việc nuôi ý tưởng, tìm chất liệu, ngôn từ, hình ảnh,..cho cả một tác phẩm đã là một khó khăn. Thứ hai, chính là cũng vì trường ca thường rất dài nên đòi hỏi người nhạc sĩ phải có kiến thức uyên thâm để viết ra nhiều đoản khúc vừa phải làm phong phú tai người nghe nhưng vẫn đảm bảo sự liền mạch cho ca khúc. Cuối cùng, khó khăn là ở việc người nghe khó mà thuộc hết trường ca như những ca khúc thông thường. Trường ca có thể được xem là một kỳ tích của nền tân nhạc Việt Nam vì trường ca trước đây chỉ xuất hiện trong văn học và được hiểu là một tác phẩm văn học vĩ đại với số lượng chữ khổng lồ. Ví dụ như Sử Thi Ramayana, Sử Thi Odyssey hay Bình Ngô Đại Cáo, Kim Vân Kiều Truyện mà chúng ta đã biết qua khi ngồi...

Whatsapp Zalo icon icon
popup

Số lượng:

Tổng tiền: